Hiện vật quan trọng đem lại sự cảm phục của giới chuyên môn và những người say mê cổ vật.

Đây là loại gốm trắng xương mỏng trang trí in nổi hình rồng thể hiện “đẳng cấp” của thợ gốm trong các “lò quan” của đất Thăng Long xưa. Điều đặc biệt của chiếc bát quý hiếm này là khi cầm soi lên ánh sáng có thể nhìn thấy hoa văn trang trí bên trong. Thuật ngữ chuyên môn gọi đây là loại sứ thấu quang. Tuy mỏng như vậy nhưng thành trong của vật dụng này vẫn được in nổi hình đôi rồng có chân 5 móng, ở giữa đáy in nổi chữ Quan. Trong lòng loại gốm này thường được trang trí văn ám hoạ theo cá. Chữ Quan ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Quan diêu (sản phẩm của lò quan) và Quan dung (đồ dùng dành cho vua quan).

Trước những phát hiện khảo cổ ở Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu và Khu Thành cổ:

"Các bạn đừng ngại dùng bất kỳ mỹ từ gì để ca ngợi Hoàng thành Thăng Long."

Một nhà khoa học Nhật Bản đã nói như vậy

Tiếp theo: đến với di tích quan trọng nhất nằm trong Hoàng Thành Thăng Long xưa, đó là Di tích nền điện và rồng đá điện Kính Thiên