Trên con đường Ngự đạo
Tầng dưới cùng của Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn được gọi là “trục chính tâm” của Hoàng Thành. Đường thẳng được lập giữa Kỳ đài – Đoan môn và điện Kính Thiên là trục thần đạo.
Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa Đoan Môn hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần. Theo hướng Bắc Nam, con đường được dự đoán còn kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường đi từ Đoan Môn đến điện Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần còn có những viên gạch thời Lý được dùng lại. Như vậy kết quả khảo cổ học tại Đoan Mộn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.
"Con đường cổ phía dưới đã gây cảm xúc cho bao nhiêu người trước khi biểu diễn nghệ thuật ở phía trên, tất cả đều cùng chung cảm nhận thật là súc động."
Hoàng Anh
Trên sân kính làm những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc theo các chủ đề khác nhau phụ thuộc vào từng thời điểm. Bạn hãy đến và trải nghiệm nhé.